Viêm niệu đạo ở nữ giới

Tìm hiểu về viêm niệu đạo ở nữ giới: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng nữ giới trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới và cách phòng ngừa hiệu quả 

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Cấu tạo niệu đạo đặc biệt ở nữ giới

Do lỗ niệu đạo ở nữ có kích thước rộng và nằm khá gần hậu môn, vi khuẩn từ hậu môn và các tác nhân gây hại khác có thể dễ dàng di chuyển, xâm nhập vào niệu đạo gây nhiễm trùng. Tình trạng này thường gặp ở những người có thói quen vệ sinh không đúng cách, như lau từ sau ra trước.

Niệu đạo ở gần hậu môn sẽ dễ bị viêm

Niệu đạo ở gần hậu môn sẽ dễ bị viêm

Đặt dụng cụ tránh thai

Viêm niệu đạo có thể xảy ra khi nữ giới sử dụng các dụng cụ tránh thai như màng ngăn âm đạo. Dù hiệu quả trong việc ngừa thai, các chất tiệt trùng trong màng ngăn có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại khiến môi trường âm đạo mất cân bằng. Sự mất cân bằng này tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli phát triển và tấn công niệu đạo gây viêm nhiễm.

Vệ sinh “cô bé” sai cách

Thói quen vệ sinh không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm hệ sinh dục và niệu đạo. Các sai lầm thường gặp gồm:

Vệ sinh cô bé sai cách là nguyên nhân dẫn đến viêm

Vệ sinh cô bé sai cách là nguyên nhân dẫn đến viêm

  • Không vệ sinh vùng kín thường xuyên hoặc không thay quần lót khiến vùng kín luôn ẩm ướt do tiết dịch hoặc nước tiểu.
  • Lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh, khiến vi khuẩn từ hậu môn tiếp xúc với âm đạo.
  • Dùng khăn giấy lau không sạch hoặc giấy vệ sinh chứa hương liệu, chất tạo màu gây kích ứng.
  • Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.

Suy giảm nội tiết tố estrogen

Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen ở phụ nữ giảm đáng kể làm suy yếu các mô niệu đạo. Các mô này trở nên mỏng và nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và viêm nhiễm trước những tác động từ bên ngoài.

Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới phổ biến

Khi mắc viêm niệu đạo, phụ nữ thường gặp phải những triệu chứng sau:

Viêm niệu đạo gây ngứa ngáy

Viêm niệu đạo gây ngứa ngáy

  • Ngứa dữ dội ở vùng kín gây cảm giác khó chịu và bức bối.
  • Ra nhiều dịch âm đạo bất thường với mùi hôi khó chịu, đôi khi lẫn mủ.
  • Đau lưng và đau vùng bụng dưới làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Sốt cao, đặc biệt trong các trường hợp viêm nhiễm nặng.
  • Tiểu khó, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục và đôi khi lẫn máu. Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân viêm niệu đạo.
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ, có thể tiết dịch hoặc mủ.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục khiến việc sinh hoạt vợ chồng trở nên khó khăn.

>> Xem thêm:

Những cách phòng ngừa viêm niệu đạo ở nữ giới hiệu quả

Viêm niệu đạo có thể xảy ra với bất kỳ ai, vì vậy phụ nữ cần chủ động thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa:

Cần vệ sinh đúng cách để tránh bị viêm

Cần vệ sinh đúng cách để tránh bị viêm

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và an toàn. Đặc biệt, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt và trước, sau khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ với nhiều người và sử dụng bao cao su để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh qua đường tình dục.
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ để loại bỏ bớt vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo.
  • Không tự ý sử dụng thuốc bôi hay thuốc đặt âm đạo khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Khám chuyên khoa thận, tiết niệu ngay khi có triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đau thắt lưng hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
  • Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm bởi ngâm mình lâu trong bồn tắm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo và hệ sinh dục, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm.
  • Uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể giữ ẩm và thanh nhiệt mà còn hỗ trợ quá trình đào thải độc tố và các tác nhân gây bệnh qua đường tiểu. Nữ giới nên duy trì thói quen uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.
  • Nhịn tiểu lâu khiến vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh có cơ hội tích tụ trong bàng quang và niệu đạo, dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu để bảo vệ hệ tiết niệu.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về viêm niệu đạo ở nữ giới sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh này và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe. Nếu đã mắc bệnh, chị em có thể sử dụng viên uống Azo Cranberry Urinary Tract Health giúp hỗ trợ làm sạch và bảo vệ hệ tiết niệu, phụ khoa, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả nhé!

Viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa hiệu quả
Viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì và không nên ăn gì đảm bảo sức khỏe cô bé?
Close Giỏ Hàng Của Tôi
Close Yêu Thích
Close Recently Viewed
Close
Close
Danh mục sản phẩm